Phòng Đào tạo – NCKH&HTQT

THÔNG TIN CHUNG

– Tên đơn vị: Phòng Đào tạo – NCKH & HTQT

– Địa chỉ: Đường Trần Nhật Duật, Khu đô thị Diên Phú, TP Pleiku, Gia Lai.

– Email: pdtcdgl@gmail.com

– Điện thoại: 0269. 3825001

TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Trưởng phòng

ThS. Trương Thị Hằng

Trưởng phòng

Email: truongthihanggl@gmail.com

Phó Trưởng phòng

Thạc sĩ: Đinh Thị Ngoan
Phó Trưởng phòng

Email: dinhngoan2009@yahoo.com

Thạc sĩ: Phan Thanh Hùng
Phó Trưởng phòng

Email: phanhungtcnayunpa@gmail.com

Viên chức, nhân viên của phòng:

TT

Họ và tên

Chuyên môn

01

Dương Thị Bích Hạnh CN.Toán – Tin học

02

Nguyễn Minh Dương CN. Sư phạm vật lý – KS. công nghệ KT điện- ĐT

03

Trần Thị Minh Tâm KS. Điện hóa cung cấp điện.

04

Nguyễn Thị Mỹ Hằng ThS. Quản lý giáo dục

05

Nguyễn Viết Trưởng CN. Khoa học chính trị

06

Trịnh Thị Phượng CN. SP Tâm lý – Giáo dục

07

Trần Thị Thu Hồng ThS. Kế Toán

08

Phạm Thị Tròn KS. Điện hóa cung cấp điện.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. Chức năng

Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng, tổ chức quản lý, và triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động đào tạo của Nhà trường (bao gồm: xây dựng kế hoạch, chương trình, giáo trình, học liệu GDNN; tổ chức giảng dạy, chất lượng giảng dạy, kiểm tra giám sát toàn bộ công tác giảng dạy của giảng viên, giáo viên và các điều kiện cần thiết phục vụ công tác giảng dạy theo quy chế đào tạo của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và quy định của Nhà trường đã ban hành); tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) và hợp tác quốc tế (HTQT) của Nhà trường.

2. Nhiệm vụ

 – Quản lý đào tạo

+ Tham mưu giúp Ban Giám hiệu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm và dài hạn của nhà trường; thực hiện công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghề, Phối hợp quản lý việc kiểm tra, thi tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp theo quy định;

 + Tham mưu giúp Ban Giám hiệu  trong việc xác định quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo trong trường với các loại hình đào tạo thích hợp; nghiên cứu các biện pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện nội dung, chương trình, giáo trình, quy trình, phương pháp đào tạo;

+  Lập kế hoạch, tổ chức việc xây dựng, điều chỉnh các chương trình, giáo trình hàng năm theo quy định và đáp ứng nhu cầu của người học.

 + Phối hợp với phòng tài chính kế toán tổ chức để Hiệu trưởng ký kết hợp đồng đào tạo;

 + Phối hợp với với các phòng, khoa đăng ký bổ sung các ngành, nghề mới với Tổng cục GDNN.

 + Phối hợp với các phòng, khoa quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên, giáo viên và HSSV; Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập; Tổng hợp giờ giảng cho GV trong năm học và kết hợp với Phòng Kế hoạch- Tài chính hoàn thành thanh quyết toán giờ giảng sau mỗi học kỳ; làm hợp đồng thỉnh giảng giảng viên/ giáo viên.

+ Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: Lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề, theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động GDNN; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan quản lý cấp trên và hiệu trưởng.

+ Quản lý các loại hồ sơ học vụ: hồ sơ sau khi tốt nghiệp (sổ cấp bằng, bảng điểm…); quản lý danh sách tốt nghiệp, lập thủ tục cấp bằng tốt nghiệp; tham mưu xác nhận văn bằng chứng chỉ cho người học sau khi ra trường; quản lý lưu trữ các kết quả học tập của HSSV hệ chính quy và xác nhận kết quả học tập cho HSSV.

+ Thực hiện công tác quản lý đào tạo về dạy nghề phổ thông (lớp 11).

+ Thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng hàng năm của phòng theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn tự đánh giá chất lượng GDNN.

– Nghiên cứu khoa học

+ Xây dựng các chương trình, kế hoạch về nghiên cứu khoa học; Tham mưu cho Hiệu trưởng về phương hướng, chủ trương, quy định về công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường.

+ Hướng dẫn các khoa lập kế hoạch nghiên cứu khoa học. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của trường. Lập kế hoạch chỉ đạo, triển khai, giám sát tiến độ thực hiện các đề tài, dự án. Tổ chức nghiệm thu, tổng kết đánh giá xét duyệt các công trình nghiên cứu khoa học, các sáng kiến có giá trị trong giảng dạy và học tập;

+ Quản lý khối lượng hoạt động khoa học của các khoa trong toàn trường; Tổng hợp và đề nghị cấp trên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

+ Phối hợp với phòng Kế hoạch-Tài chính lập phương án phân bổ, quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học.

+ Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ về công tác nghiên cứu khoa học của trường với cấp trên.

+ Phối hợp với các phòng chức năng, các khoa tăng cường cập nhật thông tin khoa học, công nghệ trên trang website của trường và các phương tiện thông tin khác; chủ trì việc xuất bản các ấn phẩm về hoạt động khoa học và công nghệ.

– Hợp tác quốc tế

+ Tham mưu cho Hiệu trưởng về những chủ trương và những nội dung hợp tác quốc tế. Xây dựng các kế hoạch hợp tác quốc tế trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó nhằm tranh thủ nguồn tài trợ về cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ, trao đổi giảng viên/giáo viên và NCKH.

+ Chủ động thiết lập các mối quan hệ hợp tác, ký kết các văn bản ghi nhớ thỏa thuận về đào tạo khoa học và công nghệ với các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức giáo dục khoa học và công nghệ trong và ngoài nước đến giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm theo các quy định của nhà nước.

+ Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, NCKH. Tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát các chương trình dự án quốc tế; đón tiếp và làm việc với khách quốc tế, theo quy định của pháp luật (nếu có).

+ Tiếp nhận các dự án quốc tế, tiếp nhận giáo viên tình nguyện, khuyến khích và tạo điều kiện để giảng viên, cán bộ, nhân viên ra nước ngoài học tập giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm học thuật theo kinh phí của nhà nước, của nhà trường hoặc tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài tài trợ. Tổ chức Hội nghị, Hội thảo quốc tế theo các quy định của nhà nước.

có thể bạn quan tâm