Khoa Nông Lâm

thông tin chung

– Tên đơn vị: Khoa Nông Lâm

– Địa chỉ: Cơ sở 1, Khu đô thị Diên Phú, Pleiku, tỉnh Gia Lai

– Facebook: https://www.facebook.com/thien.canh.3348?locale=vi_VN

tổ chức nhân sự

phụ trách khoa

Nguyễn Thị Như Ngọc

ThS. Khoa học Cây trồng

Phụ trách khoa

Điện thoại: 0973262389

Email:nhungoc.gl@gmail.com

giảng viên của khoa

TT Họ và tên Chuyên môn Điện thoại
01 Lâm Thị Ái Tuyền ThS. Sinh học Thực nghiệm 0376569069
02 Nguyễn Thị Đăng Thi ThS. Công nghệ Sinh học 0933295777
03 Võ Thị Hoài Cảm ThS. Trồng trọt 0915827639
04 Đoàn Thiện Cảnh Ks. Bảo vệ Thực vật 0773438977
05 Trần Văn Lập KS. Nông học 0913454136
06 Hoàng Văn Thủy CN. SP kỹ thuật nông nghiệp 0973908316
07 Trần Thanh Vân ThS. Chăn nuôi 0942792349
08 Lê Quốc Dũng Ks. Chăn nuôi Thú y 0987245098
09 R’Cơm H’Dư Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp 0973329723
10 Phan Minh Hà Bác sĩ thú y 0772457888

chức năng, nhiệm vụ

1. Chức năng

Phụ trách đào tạo các nghề thuộc lĩnh vực Nông lâm cho các cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp, đào tạo nghề thường xuyên và tham gia giảng dạy môn học cơ bản cho các ngành khác trong Nhà trường; phụ trách các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, liên kết đào tạo với các doanh nghiệp.

2. Nhiệm vụ

– Quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa, bộ môn theo phân công của hiệu trưởng;

– Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của trường theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm:

+  Xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa, bộ môn mình quản lý hoặc do hiệu trưởng giao.

+ Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô-đun, tín chỉ liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học, mô-đun, tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.

+ Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.

+ Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

– Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa, bộ môn;

– Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo;

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động thuộc khoa, bộ môn;

– Tổ chức đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong khoa, bộ môn và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường;

– Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo của khoa, bộ môn;

– Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của hiệu trưởng

3. Ngành nghề đào tạo:

– Công nghệ sinh học

– Bảo vệ thực vật

– Thú y

một số hình ảnh hoạt động của khoa

có thể bạn quan tâm