Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên

THÔNG TIN CHUNG

– Tên đơn vị: Phòng Công tác Học sinh Sinh viên

– Địa chỉ trụ sở chính: Khu đô thị Diên Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

– Điện thoại:  0593.825.001(113)                                                                  

– Email: pcthssvcdgl@gmail.com

TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Cơ cấu tổ chức: Tổng số hiện tại 15 người, gồm: 01 trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng, 10 viên chức và 03 hợp đồng.

Trưởng Phòng

Phạm Như Phẩm

Chức vụ: Trưởng phòng

Chức danh: Giáo viên trung học phổ thông hạng III

Học vị, chuyên môn: ThS. Vật lý kỹ thuật

Điện thoại: 0985.528.489

Email: phamnhupham@gmail.com

Phó Trưởng phòng

Nguyễn Thị Việt Hà

Chức vụ: Phó Trưởng phòng

Chức danh: Giáo viên trung học phổ thông hạng III

Học vị, chuyên môn: ThS. Quản lý giáo dục

Điện thoại: 0905.341.188

Email: viethapleiku@gmail.com

Viên chức và hợp đồng

LÊ CÔNG LUẬN

Chức danh: Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III

Học vị, chuyên môn: ThS. Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Điện thoại: 0986.721.498

Email: congluanxd1988@gmail.com

PHAN THỊ HUỆ

Chức danh: Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III

Học vị, chuyên môn: CN. Giáo dục Chính trị

Điện thoại: 0977.980.543

Email: phanhue1988@gmail.com

HỒ THỊ DUNG

Chức danh: Giáo viên trung học phổ thông hạng III

Học vị, chuyên môn: ThS. Khoa học máy tính

Điện thoại: 0983.635343

Email: thydung087@gmail.com

ĐỖ HỮU HOÀ

Chức danh: Giáo viên trung học phổ thông hạng III

Học vị, chuyên môn: ThS. Toán học

Điện thoại: 0943.617.579

Email: dohuuhoacdn@gmail.com

TRẦN THỊ LỆ HẰNG

Chức danh: Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III

Học vị, chuyên môn: CN. Văn hóc học

Điện thoại: 0965.115.755

Email: tranhangvhntgialai@gmail.com

LÂM THỊ NGỌC ANH

Chức danh: Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III

Học vị, chuyên môn: KS. Điện khí hoá – Cung cấp điện

Điện thoại: 0986.738.208

Email: lamngocanh1977@gmail.com

BÙI THỊ PHƯƠNG

Chức danh: Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III

Học vị, chuyên môn: KS. CN Chế tạo máy

Điện thoại: 0393.626.913

Email:

LÊ MINH TÚ

Chức danh: Y sĩ hạng IV

Học vị, chuyên môn: TC. Y sĩ Đa khoa

Điện thoại: 0988.585.022

Email: leminhtu0902@gmail.com

NGUYỄN THỊ KIM HÀNH

Chức danh: Y sĩ hạng IV

Học vị, chuyên môn: TC. Y sĩ y học cổ truyền

Điện thoại: 0966.691.336

Email: kimhanhdy@gmai.com

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

Chức danh: Nhân viên

Học vị, chuyên môn: TC. Hành chính văn phòng

Điện thoại: 0772.457.879

Email:

MAI THỊ MỸ ÁNH

Chức danh: Nhân viên

Học vị, chuyên môn: KS. Tin học ứng dụng

Điện thoại: 0975.033.665

Email: anhm68@gmail.com

THẨM THỊ NGOAN

Chức danh: Nhân viên

Học vị, chuyên môn: Cao đẳng kế toán

Điện thoại: 0368.092.928

Email: thamthingoan@gmail.com

TRƯƠNG VĂN THẢO

Chức danh: Nhân viên

Điện thoại: 0388.959.085

Email:

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

1. Chức năng

Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các hoạt động liên quan đến học sinh, sinh viên như: công tác giáo dục, tuyên truyền; công tác quản lý học sinh, sinh viên; công tác quản lý học sinh, sinh viên nội trú; công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên; công tác y tế học đường; công tác báo cáo, thống kê theo đúng quy chế Công tác học sinh, sinh viên.

2. Nhiệm vụ

Tổ chức, triển khai công tác quản lý học sinh, sinh viên theo đúng các quy định của Nhà nước, của Ngành và của Nhà trường. Cụ thể là:

2.1. Công tác tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền

– Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV, phổ biến pháp luật cho HSSV:

+ Giáo dục chính trị tư tưởng: Giáo dục, tuyên truyền để học sinh, sinh viên nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng; có lý tưởng, tri thức pháp luật và bản lĩnh chính trị vững vàng;

+ Giáo dục đạo đức, lối sống: Giáo dục, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên về những giá trị, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, đạo đức nghề nghiệp; lối sống lành mạnh, văn minh phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc; ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể, cộng đồng;

+ Giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật: Nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật; sống, học tập và rèn luyện theo pháp luật;

– Phối hợp với các đơn vị Phòng, Khoa chức năng tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân – HSSV” đầu khóa, nhằm phổ biến cho HSSV khóa mới biết tổng thể về nhà trường cũng như các quy chế quy định;

– Duy trì tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị chào cờ theo quy định; tổ chức đối buổi đối thoại trực tiếp giữa HSSV và Ban giám hiệu nhà trường (khi cần thiết).

– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến HSSV; hướng dẫn HSSV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế.

2.2. Công tác quản lý học sinh, sinh viên

– Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển từ Trung tâm Tuyển sinh & Hỗ trợ HSSV của nhà trường; tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo qui định của Bộ Lao động Thương binh Xã hội (BLĐTB&XH) và Quy chế tuyển sinh của nhà trường; quyết định thành lập lớp; quyết định giáo viên chủ nhiệm.

– Bàn giao HSSV về các Khoa chuyên môn; quyết định công nhận Ban cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học; làm thẻ ngân hàng, thẻ HSSV;

– Triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cho HSSV;

– Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; xếp loại rèn luyện HSSV cuối mỗi học kỳ, năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện;

– Xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm quy chế, nội quy.

– Giải quyết các công việc hành chính có liên quan đến HSSV (vay vốn, xác nhận, chuyển lớp, chuyển trường, thu các loại giấy tờ có liên quan đến hồ sơ chế độ chính sách HSSV…)

– Định kỳ tổ chức họp giáo viên chủ nhiệm;

– Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước qui định đối với HSSV như: về học bổng chính sách, trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí và các chế độ khác có liên quan đến HSSV.

– Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; phối hợp với công an và chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, giải quyết các vụ việc liên quan đến học sinh, sinh viên trong và ngoài Nhà trường;

– Thực hiện các báo cáo về công tác HSSV.

– Thống kê, tổng hợp dữ liệu (số liệu HSSV nghỉ học, hiện tại,… số liệu về chế độ chính sách, miễn giảm học phí,…) và quản lý hồ sơ của HSSV.

2.3. Công tác quản lý HSSV nội trú (Kí túc xá)

– Công tác tiếp nhận HSSV vào ở nội trú: xét, tiếp nhận, sắp xếp chỗ ở,….  

– Lập sơ đồ các phòng ở và lập sổ theo dõi HSSV nội trú theo mẫu quy định, cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi chỗ ở của HSSV nội trú.

– Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho HSSV ở nội trú với công an xã, (phường, thị trấn) hoặc hướng dẫn HSSV làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định hiện hành của pháp luật.

– Phân công cán bộ trực trong khu nội trú 24/24 giờ trong ngày để giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy của HSSV trong khu nội trú và xử lý các vi phạm.

– Tổ chức các hoạt động tự quản của HSSV để phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng tập thể của HSSV nội trú.

– Định kỳ hằng tháng tổ chức sinh hoạt KTX, nắm bắt thông tin phản hồi từ HSSV; tổ chức đối thoại giữa Ban giám hiệu nhà trường toàn thể HSSV nội trú nếu cần thiết để kịp thời phát hiện, giải quyết nguyện vọng chính đáng của HSSV nội trú.

– Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, kịp thời nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các công trình hạ tầng cơ sở, công trình phục vụ sinh hoạt của HSSV và các thiết bị khác trong khu nội trú.

– Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý và đội tự quản trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong khu nội trú.

– Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các hoạt động tự quản của HSSV trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong khu nội trú.

– Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn HSSV bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.

– Các hoạt động hỗ trợ cho HSSV nội trú

2.4. Công tác hỗ trợ HSSV

– Phối hợp với Trung tâm Tuyển sinh & Hỗ trợ HSSV, các tổ chức chính trị – xã hội khác trong nhà trường để giáo dục kỹ năng mềm, kiến thức khởi nghiệp; bồi dưỡng kiến thức về sức khỏe sinh sản, các kiến thức về kỹ năng bổ trợ cần thiết khác cho HSSV.

– Phối hợp với Phòng Đào tạo và Khoa nghề tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, thi HSSV tay nghề giỏi, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác.

– Tạo điều kiện giúp đỡ HSSV tàn tật, khuyết tật, HSSV diện chính sách, HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

– Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị – xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu.

– Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa Nhà trường và doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng người lao động nhằm tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

2.5. Công tác y tế học đường.

– Hệ thống y tế nhà trường đang thực hiện theo Thông tư số 32/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế về việc Quy định về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp

– Nhân viên y tế nhà trường được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai;

– Phối hợp với các đơn vị Y tế tổ chức khám sức khỏe cho HSSV khóa mới: đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực,… Thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe người học, phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để dự phòng, điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định của pháp luật.

– Sơ cứu, cấp cứu HSSV theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

– Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho HSSV

– Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.

– Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.

có thể bạn quan tâm